Phương thức tuyển sinh & Top các trường Đại Học
- Triệu Trương
- May 19, 2020
- 33 min read
Các phương thức tuyển sinh
Qua thời điểm COVID-19, một vấn đề đang được đông đảo các bạn học sinh cuối cấp đang quan tâm lầ về kỳ thi THPT Quốc Gia 2020 sẽ như thế nào so với mọi năm trước. Đứng trước tình thế như thế các bạn học sinh lớp 12 đang phải đối mặt với những đề án kỳ thi đầy hoang mang và đầy những áp lực. phương án tổ chức kỳ thi sẽ là kỳ thi tốt nghiệp THPT thay vì kỳ thi hai mục đích như hiện hành. Chính bản chất của kỳ thi đã thay đổi nên hình thức thi vào đại học sẽ như thế nào, phương thức gì,… sẽ là một vấn đề lớn đối với các bạn lớp 12 đang bước vào giai đoạn chạy nước rút cho kỳ thi này.
Hiểu được điều đó, Tiệm sách online chúng tôi đã nghiên cứu, chọn lọc những phương thức thi tuyển chính sau đây:
Những phương thức sau:
Phương thức 1: XÉT THEO KẾT QUẢ QUÁ TRÌNH HỌC TẬP BẬC THPT (LỚP 10, 11, 12)
Phương thức xét tuyển học bạ được các trường đưa ra và áp dụng nhằm đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện.Thay vì đánh giá học sinh dựa trên 1 kết quả duy nhất là tốt nghiệp – đại học.
Phương thức này sẽ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và học bạ của các lớp có thể 10, 11, 12 tùy vào từng ngành, từng trường mà các em đăng ký xét tuyển.
- Điều kiện:
Dựa vào hình thức xét tuyển, ngành mà các em học sinh đăng ký xét tuyển mà các trường sẽ đưa ra các điều kiện xét tuyển khác nhau. Dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT quốc gia, hoặc điểm tổng các môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt ở mốc điểm nhất định. Hạnh kiểm phải khá trở lên, các môn sẽ được đánh giá qua các kỳ hoặc là 6 kỳ, 5 kỳ, 3 kỳ hay 2 kỳ, 1 kỳ lớp 12 ma các trường đưa ra các điều kiện xét tuyển khác nhau.
Điều kiện xét tuyển học bạ phải phù hợp với chất lượng đào tạo đầu vào của trường, phù hợp với quy định xét tuyển của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Để bảo đảm chất lượng đầu vào , đầu ra của trường
- Hồ sơ:
Mẫu xét tuyển của trường
Học bạ photo công chứng
Giấy chứng nhận tốt nghiệp ( nếu chưa có, sử dụng giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời, hoặc sẽ bổ sung sau)
Giấy khai sinh ( photo công chứng)
4 ảnh 3×4, 2 ảnh 4×6
Chứng minh thư ( Photo công chứng)
Hồ sơ học sinh, sinh viên
- Thời gian xét học bạ:
Đối vời thời gian đăng ký xét tuyển học bạ mỗi năm sẽ khác nhau. Tùy vào điều kiện, phương thức xét tuyển, thời gian công bố điểm thi tốt nghiệp THPT mà các trường cao đẳng, đại học sẽ đưa ra các mốc thời gian xét tuyển khác nhau
các em thí sinh có thể cập nhật tin tức tại các các trang website của trường, để có thông tin chính xác nhất về thời gian xét tuyển học bạ nhé. Thời gian xét tuyển học bạ hiện chưa xác định được mốc thời gian cụ thể, bởi nó phụ thuộc vào điều kiện, thời gian tuyển sinh của các trường.
- Điểm chuẩn xét học bạ:
Điểm chuẩn xét tuyển là điểm nằm trong điều kiện xét tuyển của từng trường. Tùy vào ngành học, chỉ tiêu tuyển sinh mà các trường đại học sẽ đưa ra điểm tuyển sinh khác nhau. Hầu hết , với các trường đại học, cao đẳng sẽ xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT và điểm tổng trung bình môn ( trong tổ hợp môn xét tuyển).
Ở một số trường cao đẳng, đại học sẽ xét điểm tổng trung bình môn trong tổ hợp môn xét tuyển phải đạt 6.0 điểm trở lên hoặc điểm tổng 3 môn trong tổng hợp môn xét tuyển + điểm ưu tiên đạt từ 18.0 điểm trở lên. Hơn nữa, điểm chuẩn xét tuyển cá năm sẽ khác nhau, vì vậy các em cần phải cập nhật thông tin liên tục để biết được điều kiện, hồ sơ, điểm xét tuyển chính xác nhất nhé.
Danh sách trường xét học bạ (bản word khác)
Phương thức 2: XÉT THEO KẾT QUẢ THI TỐT NGHIỆP THPT 2020
Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các trường Đại học đã xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp với tình hình thực tế. Theo đó, các trường Đại học được tự chủ xây dựng phương án tuyển sinh và tự quyết định phương án tuyển sinh của mình. Các trường có thể sử dụng kết quả thi Tốt nghiệp THPT hay thi THPT Quốc gia. Dựa vào kết quả thi tốt nghiệp, một số trường sẽ đưa ra tiêu chuẩn tuyển sinh nhất định đối với kết quả thi tốt nghiệp này. Tùy theo từng trường sẽ có những điểm tiêu chuẩn riêng, các bạn cần thường xuyên theo dõi và cập nhật những thông tin mới nhất trên những trang website của chính trường đó để kịp thời điều chỉnh hồ sơ nộp.
Phương thức 3: XÉT TUYỂN THẲNG
Phương thức tuyển thẳng theo quy định của bộ được các trường dùng khá nhiều nhưng số thí sinh dạng này lại không nhiều. Một số trường ưu tiên tuyển thẳng cho HS một số trường và đạt các chứng chỉ theo yêu cầu
v Tiêu chí xét tuyển thẳng:
- Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học
- Thí sinh tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế đã tốt nghiệp THPT thì được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh. Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT
- Thí sinh đã tốt nghiệp THPT là thành viên đội tuyển quốc gia, được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch xác nhận đã hoàn thành nhiệm vụ tham gia thi đấu trong các giải quốc tế chính thức, bao gồm: Giải vô địch thế giới, Cúp thế giới, Thế vận hội Olympic, Đại hội Thể thao châu Á (ASIAD), Giải vô địch châu Á, Cúp châu Á, Giải vô địch Đông Nam Á, Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games), Cúp Đông Nam Á được xét tuyển thẳng vào các trường đại học, cao đẳng thể dục, thể thao (TDTT) hoặc các ngành TDTT của các trường theo quy định của từng trường.
- Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thì được xét tuyển thẳng vào học các ngành học tương ứng trình độ đại học, cao đẳng theo quy định của từng trường.
- Những thí sinh đoạt giải các ngành TDTT, năng khiếu nghệ thuật, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường.
- Thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải nhất, nhì, ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng vào đại học theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
- Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được xét tuyển thẳng vào cao đẳng theo ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.
- Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT.
- Đối với thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định: Hiệu trưởng các trường căn cứ vào kết quả học tập THPT của học sinh (học bạ), tình trạng sức khỏe và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định cho vào học.
- Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường đại học, cao đẳng Việt Nam: Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực tiếng Việt (nếu cần thiết) theo quy định của trường để xem xét, quyết định cho vào học
- Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú); thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ.
- Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 1 năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng các trường quy định.
- Người có bằng trung cấp ngành sư phạm loại giỏi trở lên hoặc có bằng trung cấp ngành sư phạm loại khá có ít nhất 02 năm làm việc theo chuyên ngành hoặc nghề đã được đào tạo, đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 4 của Quy chế này được xét tuyển thẳng vào ngành Giáo dục Mầm non, trình độ cao đẳng.
- Người đạt một trong các giải nhất, nhì, ba tại các kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế, nếu có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp, đã học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông theo quy định của pháp luật thì được tuyển thẳng vào trường để học ngành, nghề phù hợp với nghề đã đạt giải.
Phương thức 4: XÉT THEO KẾT QUẢ KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC
ĐH Quốc gia TP HCM chỉ tổ chức 1 đợt thi đánh giá năng lực tại 5 địa phương: TP HCM, Bến Tre, An Giang, Nha Trang, Đà Nẵng. Ngày thi chính thức sẽ được trường công bố khi Bộ GD-ĐT ban hành kế hoạch thi THPT chính thức.
Ngày thi đánh giá năng lực được dự kiến tổ chức vào giữa tháng 8, tức sau ngày thi THPT khoảng 1 tuần
Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá Chất lượng đào tạo ĐH Quốc gia TP HCM cũng lưu ý, thí sinh có thể tiếp tục đăng ký dự thi cho đến hết ngày 15/6.
Toàn bộ kỳ thi đánh giá năng lực chỉ diễn ra trong một buổi sáng với bài thi tổng hợp gồm 120 câu trắc nghiệm với thời gian làm bài là 150 phút.
Thí sinh có thể xem các thông tin liên quan đến kỳ thi, điểm thi cũng như tài liệu hướng dẫn đăng ký dự thi và đóng lệ phí dự thi tại địa chỉ website: http://thinangluc.vnuhcm.edu.vn/./.
Danh sách trường sử dụng kết quả kỳ thi đánh giá năng lực (bản word khác)
Nhạc tập trung
Sau những thời gian căng thẳng học tập, chúng ta nên dành những thời gian để thư giãn, nghe những bản nhạc giúp bạn tập trung hơn, thoải mái, học tập tốt hơn. Tiệm sách online xin giới thiệu đến bạn những thể loại nhạc giúp bạn tập trung như sau:
Nhạc baroque:
Nhạc Baroque được biết đến như một dòng nhạc cổ điển thịnh ở châu Âu từ những năm 1600 - 1750. Một số nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhạc Baroque là loại nhạc tốt nhất cho việc ổn định tinh thần, thể chất giúp bạn có một trạng thái tập trung cao độ và có thể giúp não của bạn xử lý một lượng lớn các nội dung thông tin hơn so với bình thường.
Cách phân bổ thời gian hợp lý
Lộ trình ôn thi đạt hiệu quả
Giai đoạn 1: Ôn tập toàn diện
Đây là giai đoạn bạn phải nằm lòng hết toàn bộ các kiến thức trọng tâm có trong SGK và SBT, đồng thời phải học hết các phương pháp giải bài tập có thể xuất hiện trong đề thi. Để không bỏ lỡ phần kiến thức nào thì các bạn nên học theo trình tự sau: Đầu tiên là học kiến thức lớp 12 sau đó đến phần kiến thức lớp 11 và cuối cùng là phần kiến thức lớp 10 sau khi Bộ công bố đề thi minh họa.
Giai đoạn 2: Luyện tập các dạng bài tập
Trong giai đoạn này, các bạn cần phải bắt đầu giải các dạng bài tập trong đề thi thử mà Bộ đã công bố. Khi làm nhiều bài tập thì có thể tạo đực thành một phản xạ nhạy bén với các dạng bài tập, từ đó biết các xử lý nhanh đối với từng dạng bài cụ thể.
Giai đoạn 3: Ôn luyện một cách có chọn lọc
Đây chính là giai đoạn ôn thi nước rút và chuẩn bị bước vào kì thi quan trọng nên bạn phải cần tập trung vào mục tiêu của mình, nếu bạn chỉ cần 8 điểm thì hãy ôn lại thật kĩ những kiến thức và bài tập ở trong SGK, còn nếu muốn đạt 9, 10 và đã nắm chắc phần 8 điểm thì hãy ôn luyện thêm ở sách tham khảo. Bạn cũng nên học vài mẹo khoanh trắc nghiệm đạt điểm cao để có thể bứt phá đến điểm số tối đa theo năng lực của bản thân.
Chúng ta đã có lộ trình ôn tập hiệu quả, tiếp theo sẽ là thời gian cho việc lập thời gian biểu, chúng ta cần chia thời gian cụ thể cho từng môn cụ thể, môn nào chúng ta cần ôn tập nhiều trong một ngày và mục tiêu cụ thể cho môn đó là gì
- Những yếu tố cần lưu ý:
+ Lên lịch cho công việc
+ Sắp xếp những việc ưu tiên
+ Xây dựng một kế hoạch để phân phối thời gian sao cho phù hợp với những mục tiêu cá nhân
+ Quản lý thời hạn công việc
+ Tránh những thứ có thể chen ngang hay làm bạn phân tâm
- Các bước cần chuẩn bị lập thời gian biểu:
Bước 1: giấy và mực
Xác định những việc bạn thường xuyên làm trong tuần
Ví dụ
Công việc cá nhân: Bao gồm ngủ, vệ sinh các nhân, ăn uống, nghỉ ngơi
Việc học bắt buộc: Học ở trường, học thêm
Tự học: Trong tự học có 2 dạng:
- Tự học những môn phụ.
- Tự học những môn thi đại học, tôi khối A sẽ thi Toán Lý Hóa.
Công việc khác: Thường những công việc này chỉ chiếm tầm 2-3 tiếng mỗi tuần và không cố định. Ví dụ đi sinh nhật bạn, đi chơi,…
Bước 2: Lập thời gian biểu
-Sắp xếp nó vào từng ngày cụ thể trong tuần,sắp xếp tất cả những công việc vừa viết ra vào từng ngày theo những khoảng thời gian cụ thể. Từ thứ hai đến chủ nhật.
Hãy lấp đầy những ô trống, những khoảng thời gian chưa có công việc. Nếu bạn không lấp đầy nó, thời gian quý giá của bạn rất có thể bị người khác cướp mất.
Bước 3: công cụ ghi nhớ bảng thời gian biểu
Kẻ tay, trên giấy: Khuyến khích nếu bạn vẽ đẹp và có thẩm mỹ.
Excel: Rất tuyệt, cho dù bạn là ai cũng có thể thực hiện điều này.
Google Calendar: Đây là công cụ tôi đang sử dụng. Cực kỳ đơn giản, tiện lợi. Đồng bộ hóa giữa điện thoại và máy tính. Có thể cài lịch nhắc nhở thực hiện công việc,… và rất nhiều ứng dụng khác.
Ví dụ thời gian biểu bản có thể tham khao như sau
TOP NHỮNG TRƯỜNG THUỘC NHÓM NGÀNH ĐÀO TẠO
Đứng trước ngưỡng cửa Đại học, các bạn đang băn khoăn, lo lắng mình nên chọn những nhóm ngành nào? Liệu có phù hợp với mình? Những nhóm ngành đó là gì? Bạn cần thời gia để tra cứu những nhóm ngành đang được đào tạo cũng như top những trường tốt nhất cần theo học. Tiệm sách online đã tổng hợp được danh sách những nhóm nghành chính đang được đào tạo cùng danh sách những trường Đại học đào tạo nhóm nghành đó để cho bạn một cái nhìn toàn diện và đưa ra sự lựa chọn chính xác hơn.
Sau đây là 6 nhóm ngành chính bao gồm: Kinh tế, Kỹ thuật, Sư phạm, Y học, Văn hóa- Nghệ thuật, Ngoại ngữ. Cụ thể chi tiết từng nhóm ngành như sau:
- Khối ngành kinh tế
Kinh tế là khối ngành sau khi học sẽ cung cấp cho sinh viên những kiến thức sâu rộng về kinh tế nhằm chuẩn bị cho sinh viên trước những cơ hội việc làm trong các doanh nghiệp trong nước, nước ngoài và thậm chí là có thể làm ở các cơ quan nhà nước.
Bao gồm những nghành như sau: Kinh tế, Hệ thống thông tin kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kế toán, Tài chính ngân hàng, Luật, Quản trị nhân lực,…
Những trường top thuộc nhóm ngành kinh tế có thể tham khảo như sau:
1. Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2. Trường Đại học Kinh Tế-Đại học Quốc Gia Hà Nội
3. Đại học Thương Mại
4. Đại học Ngoại Thương
5. Học Viện Tài Chính
6. Trường Đại học Kinh Tế- ĐẠi học Đà Nẵng
7. Đại học Kinh Tế TP.HCM
8. Đại học Kinh Tế- Luật
9. Đại học Kinh Tế Tài chính TP.HCM
10. Đại học tài chính- Marketing
- Khối ngành sư phạm
Sư phạm nghĩa là một người thầy mẫu mực, khuôn phép, là tấm gương sáng cho học trò noi theo. Làm việc trong ngành sư phạm là bạn tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội.
Bao gồm những nghành như: Giáo dục mầm non, Giáo dục tiểu học, Sư phạm Toán, Sư phạm Vật Lý, Sư phạm Âm nhạc, Sư phạm Mỹ thuật,…
Top trường đào tạo ngành Sư phạm cần tham khảo:
1. Đại học Sư phạm Hà Nội
2. Trường Đại học giáo dục-Đại học Quốc Gia Hà Nội
3. Trường Đại học Sư phạm Huế
4. Trường Đại học Sư phạm Thể dục Thể thao Hà Nội
5. Trường đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
6. Đại học Sư phạm TP.HCM
7. ĐẠi học Sài Gòn
- Khối ngành Ngoại ngữ
Sinh viên được trang bị những kiến thức và kỹ năng cần thiết để có thể làm việc ở nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau, điển hình là biên-phiên dịch, giảng viên ngoại ngữ, cán bộ chương trình, thư ký, trợ lý, cán bộ đối ngoại trong các bộ, ngành, các cơ quan, tổ chức, công ty trong nước và quốc tế có sử dụng tiếng ngoại ngữ, nhân viên các đại sứ quán, các cơ quan ngoại giao, các tổ chức phi chính phủ, phóng viên, biên tập viên tại các cơ quan báo chí, các hãng thông tấn, hướng dẫn viên du lịch…
Bao gồm ngành như: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Nhật,…
Top những trường đào tạo như:
1. Đại học Ngoại Ngữ
2. Đại học Hà Nội
3. Học viejn Ngoại Giao
4. Trường đạ học Ngoại Ngữ Tin học TP.HCM
- Khối ngành y
Là ngành tổ chức phòng, điều trị để bảo vệ sức khỏe cho con người và động vật thông qua thuốc thang, vật lý trị liệu phục hồi chức năng, phẫu thuật hay các phương pháp khác.
Bao gồm những ngành như: Dược, Điều dưỡng, Nha khoa, Y đa khoa, Y học cổ truyền, Nhi khoa, Kỹ thuật y học,….
Top những trường y đào tạo tốt nhất như:
1. Trường đại học Y dược TP.HCM
2. Trường ĐẠi học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch TP.HCM
3. Trường Đại học y Hà Nội
4. Học Viện Quân y
5. Đại học Y Dược Cần Thơ
6. Đại học Y Dược Huế
7. Học viện Y Dược cổ truyền Việt Nam
- Khối ngành văn hóa nghệ thuật
Là một trong những bộ phận nhạy cảm của văn hóa tinh thần, là thành tố trọng yếu của văn hóa thẩm mỹ. Văn hóa nghệ thuật vận hành theo những quy luật chung của văn hóa tinh thần và văn hóa thẩm mỹ, chịu sự quy định của đời sống kinh tế, chính trị , xã hội, vừa có tính độc lập tương đối, và có tác động tích cực hoặc tiêu cực đối với đời sống xã hội. Đảm nhiệm một tổ hợp các chức năng xã hội nhất định như: chức năng nhận thức, chức năng giáo dục, chức năng thẩm mỹ, chức năng giải trí, chức năng dự báo…
Bao gồm những ngành như: Âm nhạc học, Biên kịch điện ảnh, Đạo diễn sân khấu, Điêu khắc, Hội họa, Đồ họa ứng dụng, ….
Top những trường đào tạo tốt nhất về khối ngành này:
1. Đại học văn hóa nghệ thuật quân đội
2. Trường đại học văn hóa hà nội
3. Đại học sân khấu điện ảnh TP.HCM
4. Đại học mỹ thuật Việt Nam
5. Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam
6. Nhạc Viện TP.HCM
- Khối ngành kỹ thuật
Khối ngành kĩ thuật là nhóm ngành đặc trưng có rất nhiều các chuyên ngành như: kĩ thuật cơ khí, kĩ thuật điên, điện tử, kĩ thuật công trình xây dựng, kiến trúc, điện tử viễn thông, xây dựng cầu đường, kĩ thuật hàng không, dầu mỏ, tự động hóa, kĩ thuật tàu thủy, kĩ thuật hạt nhân, kĩ thuật môi trường,...
Bao gồm những ngành như: Cơ học kỹ thuật, Kỹ thuật cơ điện tử, Kỹ thuật điện tử, Kỹ thuật hàng không, Kỹ thuật Hàng hải, Kiến trúc công trình,…
Top những trường đào tạo như sau:
1. Đại học Bách Khoa – Đại học Quốc Gia TP.HCM
2. Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
3. Đai học Công Nghiệp Tp.HCM
4. Đại học Giao Thông Vận Tải
5. Đại học Bách Khoa Hà Nội
6. Đại học Công nghiệp Hà Nội
7. Đại học Khoa học Tự nhiên
Top ngành nghề triển vọng trong tương lai
1. Ngành công nghệ thông tin
2. Ngành ngôn ngữ Anh
3. Ngành quản trị kinh doanh
4. Ngành Marketing
5. Ngành Xây dựng
6. Ngành công nghệ thực phẩm
7. Ngành Du lịch, Quản lý khách sạn
8. Ngành Điện, cơ khí
9. Ngành Tư vấn tâm lỹ xã hội
10. Ngành Giáo dục
Đặc điểm chi tiết cụ thể từng ngành:
1. Ngành công nghê thông tin
Công nghệ thông tin là ngành sử dụng máy tính và phần mềm máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền và thu thập thông tin. Người làm việc trong trong ngành này thường được gọi là IT (Information Technology). Mục đích của khối khoa học tổng hợp liên ngành này là nhằm phát triển khả năng sửa chữa, tạo mới và sử dụng hệ thống các thiết bị và máy tính bao gồm phần cứng, phần mềm để cung cấp giải pháp xử lý thông tin trên nền công nghệ cá nhân, tổ chức có yêu cầu.
Học ngành Công nghệ thông tin sinh viên có thể nghiên cứu chuyên sâu về Khoa học máy tính, Công nghệ phần mềm, Kỹ thuật máy tính, Hệ thống thông tin, Mạng máy tính và truyền thông, An toàn thông tin mạng ở các trường đại học có đào tạo ngành công nghệ thông tin trên toàn quốc. Phần kiến thức chuyên ngành sẽ trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến việc nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính; kiến thức về mạng máy tính và truyền thông.
v Cơ hội nghề nghiệp là gì?
Sinh viên tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin có thể làm việc trong các công ty, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, các tổ chức, hiệp hội,… liên quan đến các lĩnh vực phát triển, sản xuất, lắp ráp, sửa chữa trang thiết bị phần cứng, chuyên thiết kế, triển khai các giải pháp tích hợp về phần cứng và phần mềm và cả những vấn đề về an ninh mạng như virut, hacker,… Thậm chí, bạn có thể là một chuyên gia IT tự do, hình mẫu ngày càng được ưa thích, làm việc độc lập, không phụ thuộc vào bất kỳ cơ quan, tổ chức nào hoặc có thể cùng một số đồng nghiệp khác lập ra một nhóm hay một công ty của riêng mình. Cụ thể, tốt nghiệp ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhận các vị trí sau:
Trở thành lập trình viên phần mềm: người trực tiếp tạo ra các sản phẩm phần mềm
Kiểm duyệt chất lượng phần mềm: trực tiếp kiểm tra chất lượng các sản phẩm do lập trình viên tạo ra
Chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,…
Chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin
v Để học tốt ngành Công nghệ thông tin, bạn cần có những tố chất sau:
1. Đam mê công nghệ: Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với niềm yêu thích sẵn có, bạn sẽ có động lực để vượt qua áp lực căng thẳng của công việc. Bạn sẽ không cảm thấy chán nản khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, và càng không ngại ngần khi đầu tư hàng tháng trời để hoàn thành công trình nghiên cứu công nghệ.
2.Thông minh và có óc sáng tạo: Nếu bạn là người thông minh và có óc sáng tạo, bạn sẽ dễ dàng thành công hơn trong lĩnh vực Công nghệ thông tin. Đây là nghề nghiệp đòi hỏi tư duy phân tích cao, khả năng tối ưu hóa các giải pháp nhằm tiết kiệm chi phí và đạt hiệu quả ứng dụng thực tiễn tốt nhất
3. Tính chính xác trong công việc: Tính chính xác là yêu cầu bắt buộc của mọi khoa học, cả khoa học về công nghệ máy tính. Trong quá trình xây dựng một ứng dụng, một phần mềm, nếu xảy ra một sai sót nhỏ, toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn.
4. Ham học hỏi, trau dồi kiến thức: Thế giới số luôn thay đổi và không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Do vậy, bạn phải liên tục tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.
5. Trình độ ngoại ngữ : Đây là ngành nghề mang tính toàn cầu vì các sản phẩm công nghệ và internet có mặt trên khắp thế giới. Để trở thành một IT giỏi, bạn phải khá thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu các vấn đề, thông số chuyên môn để tiếp cận, cập nhật thông tin công nghệ. . Nếu là người thành thạo tiếng Anh, đáp ứng tốt nhu cầu giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn thì bạn đang có trong tay một lợi thế lớn
2. Ngành ngôn ngữ Anh
Ngôn ngữ Anh là ngành học nghiên cứu, sử dụng tiếng Anh – loại ngôn ngữ số 1 thế giới để sinh viên làm chủ và sử dụng tiếng Anh thành thạo; đồng thời sinh viên cũng được trang bị thêm các kiến thức bổ trợ về kinh tế, tài chính ngân hàng, nhà hàng khách sạn, xuất nhập khẩu, quan hệ quốc tế,… để đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
v Cơ hội nghề nghiệp sẽ là gì?
Với những gì được trang bị, sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ Anh có thể làm các công việc:
Biên dịch viên, phiên dịch viên trong các công ty, cơ quan ngoại giao, cơ quan truyền thông, các tổ chức kinh tế, xã hội của Việt Nam và quốc tế; dịch thuật cho các NXB, trung tâm phát hành sách, báo, tạp chí,…
Chuyên viên truyền thông, tổ chức sự kiện, thư ký, trợ lý,... trong các công ty nước ngoài;
Hướng dẫn viên, chuyên viên tư vấn tại các công ty du lịch, lữ hành, nhà hàng khách sạn;
Giáo viên giảng dạy và nghiên cứu tiếng Anh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, phổ thông trung học, trung tâm ngoại ngữ
v Những yếu tố phù hợp cần xét khi lựa chọn ngành này như sau:
Trước tiên, bạn phù hợp với ngành Ngôn ngữ Anh nếu bạn có năng khiếu về ngoại ngữ và yêu thích tiếng Anh. Vì nếu bạn yêu thích ngôn ngữ này, đồng thời sở hữu trí nhớ và khả năng diễn đạt tốt thì bạn mới có thể phát triển tối đa năng lực bản thân và theo đuổi ngành nghề lâu dài
Thứ hai, nếu bạn là người thích việc giao lưu, học hỏi, làm việc với nhiều nền văn hóa khác nhau và có kiến thức rộng về văn hóa – xã hội,cũng đồng nghĩa với việc mở ra cho bạn những cơ hội lựa chọn nghề nghiệp tại các công ty đa quốc gia một cách dễ dàng.
Thứ ba là ngành học phù hợp với những bạn trẻ năng động, có tư duy hướng ngoại, thích khám phá và có khả năng diễn đạt thuyết phục.
3. Ngành Quản trị kinh doanh
việc thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm việc cân nhắc, tạo ra hệ thống, quy trình và tối đa hóa "hiệu suất", "quản lý hoạt động kinh doanh" bằng quá trình tư duy và ra quyết định của nhà quản lý.
v Cơ hội nghề nghiệp như sau:
Chuyên viên phụ trách việc xây dựng, triển khai các hợp đồng ngoại thương; kiểm soát tình hình tài chính; xây dựng chiến lược và lập kế hoạch tiếp thị; tìm kiếm thị trường kinh doanh; kiểm soát chất lượng sản phẩm và dịch vụ cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoặc của doanh nghiệp do chính bạn tự tạo lập và điều hành
Chuyên viên làm việc ở nhiều bộ phận khác nhau như phòng hành chính – nhân sự, phòng kinh doanh, phòng marketing,… tại các công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, dịch vụ
Giảng viên ngành Quản trị Kinh doanh tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp
v Bạn có phù hợp?
Đam mê kinh doanh và khát vọng làm giàu chân chính
Bạn tin rằng mình có tố chất lãnh đạo, có khả năng dẫn dắt, truyền cảm hứng và động viên mọi người quanh mình cùng làm việc để đạt được kết quả cao
Chịu áp lực tốt, thích môi trường cạnh tranh
4. Ngành Marketing
Ngành Marketing đào tạo một cách hệ thống kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại, bao gồm các khía cạnh: nghiên cứu thị trường, xây dựng và phát triển các mối quan hệ khách hàng, thiết kế chương trình phân phối sản phẩm, tổ chức phân phối sản phẩm, định giá sản phẩm, quảng bá thương hiệu, tổ chức sự kiện,...với các môn học chuyên ngành Marketing cụ thể như Quản trị marketing, Quản trị bán hàng, Hành vi người tiêu dùng, Chiến lược sản phẩm, Chiến lược giá và phân phối, Quảng cáo và khuyến mãi, Marketing quốc tế, Marketing dịch vụ, PR,…
v Cơ hội nghề nghiệp là gì?
sau khi đã tốt nghiệp ngành Marketing tại các trường đại học uy tín, các bạn sinh viên có thể làm việc tại các tập đoàn, các công ty hay các doanh nghiệp như:
Doanh nghiệp hoạt động với các loại hình khác nhau như liên doanh, liên kết, TNHH; công ty, tập đoàn đa quốc gia;
Các công ty quảng cáo (Advertising agency );
Công ty truyền thông (Media agency);
Công ty nghiên cứu thị trường (Market research agency);
Các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp có đào tạo ngành Marketing,…
v Để thành công với ngành Marketing, bạn cần có những tố chất sau:
1. Đam mê kinh doanh: Để đạt kết quả cao trong học tập và có được cơ hội việc làm tốt khi học ngành marketing, trước tiên bạn phải là người đam mê lĩnh vực kinh doanh và có khát vọng làm giàu chân chính. Đam mê chính là ngọn nguồn của sự thành công, là chất xúc tác giúp bạn vượt qua mọi khó khăn thử thách gặp phải trong nghề.
2. Phải có tư duy sáng tạo: Sáng tạo không ngừng là một yếu tố quan trọng đòi hỏi ở người làm Marketing. Các ý tưởng của bạn phải liên tục đổi mới nhằm kích thích thị hiếu tiêu dùng của khách hàng, càng độc đáo càng tốt.
3. Khả năng giao tiếp: Marketing là sự không ngừng truyền đạt những thông điệp thông qua giao tiếp ngôn ngữ và gia tiếp hình ảnh. Về mặt ngôn ngữ, người có kỹ năng giao tiếp, linh hoạt trong ứng xử sẽ dễ dàng thành công.
4. Nhạy bén, kiên trì: môi trường làm việc của lĩnh vực Marketing la luôn vận động, biến đổi, do đó nếu bạn muốn theo đuổi nó phải có sự nhạy bén với thị trường từ đó biết tiên liệu, dự báo. Kiên trì, nhẫn nại là phẩm chất cũng không kém phần quan trọng của người học Marketing. Nếu thiếu đi tố chất này, bạn sẽ rất dễ bị căng thẳng trước những áp lực của công việc, trước những kết quả không phải lúc nào cũng như mong đợi.
5. Nganh Xây dựng
Giỏi các môn khoa học tự nhiên, đặc biệt là toán học và vật lý (cơ học). Ngoài ra, am hiểu các kiến thức lịch sử, địa lý cũng giúp ích rất nhiều trong ngành này. Có vốn văn hóa sâu rộng để biết tôn vinh các giá trị văn hóa trong các công trình xây dựng
v Cơ hội nghề nghiệp?
Với chuyên môn về xây đựng, bạn có thể làm việc tại các doanh nghiệp xây dựng giao thông, thuỷ lợi, các viện nghiên cứu chuyên ngành, các ban quản lý dự án, các trường Đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp v.v... Cơ hội làm việc trong ngành xây dựng rất rộng mở.
Kỹ sư trong ngành xây dựng hầu như luôn phải đi xa nhà, theo các công trình. Họ làm việc dưới điều kiện vất vả, áp lực thời gian lớn. Khi làm việc tại công trình, họ còn phải cẩn thận với những tai nạn lao động có thể xảy ra. Khả năng phối hợp rất quan trọng với kỹ sư trong ngành xây dựng vì họ thường làm việc theo nhóm gồm các chuyên gia khác nhau có liên quan.
v Bạn có phù hợp?
- Có khả năng sáng tạo và tổ chức
- Khả năng giao tiếp tốt
- Tình yêu đất nước, thiên nhiên, con người (bởi ngành này là làm việc với đất, nước, đá, nguyên liệu, năng lượng và mục tiêu của cuộc sống con người).
- Tinh thần ham học hỏi, không sợ khó khăn
6. Ngành Công nghệ thực phẩm
Công nghệ thực phẩm là ngành chuyên về lĩnh vực bảo quản và chế biến nông sản; kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm trong quá trình chế biến thực phẩm; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới, vận hành dây chuyền sản xuất – bảo quản, tạo nguyên liệu mới trong lĩnh vực thực phẩm hoặc dược phẩm, hóa học,… Ứng dụng của Công nghệ thực phẩm là vô cùng đa dạng, vì tất cả những gì liên quan đến đồ ăn thức uống, an toàn thực phẩm đều có thể ứng dụng kiến thức ngành học này.
v Cơ hội nghề nghiệp?
Sau khi tốt nghiệp ngành sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm có thể làm việc chuyên môn tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (chế biến thịt, sữa, cá, cà phê, chè, đồ hộp...), các viện nghiên cứu, công ty liên quan đến lương thực thực phẩm, làm cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực chế biến, bảo quản và nâng cao chất lượng thực phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu hoặc có thể trở thành chuyên gia tư vấn dinh dưỡng cộng đồng, dinh dưỡng lâm sàng tiết chế và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các trung tâm dinh dưỡng, trung tâm y tế và trung tâm y tế dự phòng,…
v Yêu cầu nghề nghiệp?
-Trước tiên, cần có niềm đam mê khoa học và công nghệ, thích nghiên cứu, đặc biệt là trong lĩnh vực Công nghệ thực phẩm - Thứ hai, bạn cần học khá các môn tự nhiên, nhất là Sinh học, Hóa học và Vật lí. Kiến thức vững chắc của các môn này sẽ là nền tảng tốt để bạn tiếp thu các kiến thức chuyên sâu của ngành Công nghệ thực phẩm. - Bên cạnh đó, tư duy logic, sáng tạo, nhạy bén trong việc nắm bắt tâm lý, sở thích, nhu cầu của người khác luôn là những tố chất quan trọng cho những bạn muốn gắn bó lâu dài với ngành Công nghệ thực phẩm. - Ngoài ra, để làm việc tốt trong nền kinh tế hiện đại ngày các bạn cần có kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng tin học và các kỹ năng mềm khác như: giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian hiệu quả,...
7. Ngành Du lịch- Khách sạn
Quản trị du lịch – khách sạn được xem là ngành “công nghiệp không khói” giàu tiềm năng trong xu hướng toàn cầu hóa.
Sinh viên ngành Quản trị du lịch – khách sạn có rất nhiều lựa chọn hấp dẫn về việc làm. Với vốn kiến thức và kỹ năng đã trau dồi, bạn có thể thành công ở các vị trí: - Hướng dẫn viên du lịch; - Điều hành du lịch: nghiên cứu thị trường, xây dựng các sản phẩm (chương trình du lịch, sự kiện…), tổ chức các hoạt động marketing và bán sản phẩm liên quan đến lĩnh vực du lịch; - Quản lí doanh nghiệp lữ hành: từ hoạch định đến điều hành việc thực hiện chiến lược, kế hoạch kinh doanh du lịch; - Lễ tân, Nhân viên các bộ phận tại các khách sạn; - Quản lý, trưởng bộ phận tại các khách sạn, khu nghĩ dưỡng; - Giảng dạy, nghiên cứu về lĩnh vực du lịch, khách sạn.
v những tố chất nào để học tốt ngành Quản trị du lịch – khách sạn?
1. Hiểu biết rộng: Học ngành Quản trị du lịch – khách sạn đòi hỏi bạn phải tích lũy được vốn hiểu biết sâu rộng về địa lý, lịch sử, văn hóa, con người, ẩm thực,… của các quốc gia trên thế giới. Có như vậy, bạn mới giới thiệu hết được những nét hay, đẹp, đặc sắc của từng vùng, miền, danh thắng với du khách.
2. Tự tin, năng động, yêu thích khám phá: Nhận vai trò của một hướng dẫn viên du lịch, thiết kế chương trình du lịch hoặc một người quản lý và điều hành các hoạt động khách sạn, giải quyết những phát sinh, yêu cầu và khiếu nại của khách hàng... bạn phải là người bản lĩnh, năng động, yêu thích môi trường làm việc “mở” và liên tục biến đổi. Cuộc sống của bạn chính là chuỗi ngày khám phá và chinh phục những thử thách mới lạ.
3. Giao tiếp tốt, thân thiện, nhiệt tình và nhạy bén: Việc nắm bắt tâm lý khách hàng đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp tốt, thân thiện, ứng xử linh hoạt cùng với sự nhiệt tình là những tố chất vô cùng quan trọng trong nghề.
4. Có năng khiếu tổ chức quản lý, sắp xếp công việc: Với vị trí quản lý, bạn cần có khả năng tổ chức, bao quát để lên kế hoạch từng công việc cụ thể, khoa học cho từng bộ phận và phân công, đôn đốc nhân viên thực hiện đúng kế hoạch để đạt được hiệu quả cao.
5. Thành thạo ngoại ngữ là một trong những tố chất cần có khi theo học ngành Quản trị du lịch-khách sạn, giúp bạn dễ dàng thàng công trong xu thế phát triển du lịch hiện tại. Giỏi ngoại ngữ đồng nghĩa với việc bạn nắm giữ trong tay công cụ đắc lực để kết nối thế giới, giao lưu văn hóa, quảng bá bản sắc của đất nước một cách nhanh chóng, thuận lợi nhất.
8. Ngành Điện- Cơ khí
Kỹ thuật Cơ khí là ngành ứng dụng các nguyên lý vật lý để tạo ra các loại máy móc và thiết bị hoặc các vật dụng hữu ích. Cơ khí áp dụng các nguyên lý nhiệt động lực học, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng để phân tích các hệ vật lý tĩnh và động, phục vụ cho công tác thiết kế trong các lĩnh vực như ô tô, máy bay và các phương tiện giao thông khác, các hệ thống gia nhiệt và làm lạnh, đồ dùng gia đình, máy móc và thiết bị sản xuất, vũ khí,… Kỹ sư Cơ khí có thể đảm nhận việc thiết kế, lên bản vẽ, lắp đặt hoặc gia công máy móc, thiết bị tại các nhà máy, công trình, công ty cơ khí; chuyên viên tư vấn, thiết kế, vận hành, sửa chữa máy móc, thiết bị cơ khí; lập trình gia công máy CNC; hay cán bộ quản lý, điều hành kỹ thuật tại các đơn vị sản xuất, kinh doanh, dịch vụ về cơ khí phục vụ an ninh, quốc phòng, ô tô, tàu thủy, hàng không,
v Tố chất?
1/ Cẩn thận, kiên trì: Đây chính là đức tính cần thiết để bạn có thể thành công dù làm trong bất cứ công việc nào dù lớn hay nhỏ, khó hay dễ. Riêng đối với ngành Kỹ thuật cơ khí, đây là một yêu cầu không thể thiết được vì nếu thiếu cẩn thận, cẩu thả, bừa bãi, không ngăn nắp có thể sẽ dẫn tới những sai lầm nghiêm trọng trong quy trình làm việc. Từ những sai lầm nhỏ của một kỹ sư cơ khí có thể làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng, thu nhập hay thậm chí là uy tín của cả một công ty lớn. 2/ Siêng năng, tận tâm với công việc: Nhắc đến kỹ sư cơ khí bạn sẽ nghĩ ngay đến những người suốt ngày tay cầm tuốc vít, máy khoan, máy hàn,... mặt mũi lem luốc miệt mài làm từng công đoạn để hoàn thiện những sản phẩm, máy móc, thiết bị phục vụ đời sống, sản xuất. Với kỹ thuật hiện đại, quy trình làm việc có thể đỡ vất vả hơn nhưng nếu muốn trở thành một kỹ sư cơ khí giỏi, bạn phải thật sự siêng năng, cần cù và tận tâm với công việc. 3/ Đam mê máy móc, kỹ thuật: Mỗi kỹ sư của ngành cơ khí cũng cần phải có lòng yêu nghề, đam mê máy móc và kỹ thuật mới có động lực thật sự để nâng cao chuyên môn. Có yêu nghề bạn mới tiếp thu và phát triển những kiến thức lý thuyết thành những bài học thực tế một cách thành thạo. Có yêu nghề bạn mới có quyết tâm thực hiện và miệt mài với nghề. 4/ Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm và chịu được áp lực công việc cao: Kỹ thuật cơ khí là một ngành có khối lượng công việc rất nhiều cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.
Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) là ngành học nghiên cứu và áp dụng các vấn đề liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, viễn thông.
v Cơ hội nghề nghiệp?
sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành Kỹ thuật điện (Kỹ thuật điện, điện tử) có thể đảm nhận các vị trí như: chuyên viên kỹ thuật hoặc tư vấn thiết kế, vận hành, bảo trì mạng lưới điện tai các công ty điện lực, nhà máy điện, trạm biến áp, xí nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, các khu dân cư, các tòa nhà, cao ốc văn phòng…; nghiên cứu tại các phòng thí nghiệm, các đơn vị sản xuất công nghiệp tự động hóa và điện tử hóa cao; làm việc cho Tổng công ty Bưu chính viễn thông, Tổng cục điện tử Việt Nam và các công ty trực thuộc; hoặc có thể tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bậc học cao học và nghiên cứu sinh để trở thành chuyên gia trong lĩnh vực Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử và có thể tham gia giảng dạy tai các trường đại học, cao đẳng,..
v tố chất của ngành điện là gì?
1/ Giỏi về các môn tự nhiên: Đây là một tố chất quan trọng vì giỏi các môn tự nhiên đồng nghĩa với việc bạn có tư duy khoa học, tư duy logic tốt - điều này cho phép bạn nắm bắt, xử lý thông tin một cách mạch lạc, nhờ đó dễ dàng quản lý, vận hành các hệ thống kỹ thuật phức tạp. Ngoài ra, sẽ là lợi thế nếu bạn thông minh, năng động và say mê lĩnh vực Điện, điện tử vì đây là một ngành học đòi hỏi người học phải luôn tìm tòi, cập nhật các công nghệ tiên tiến trên thế giới để áp dụng vào thực tế tại Việt Nam. 2/ Kiên trì, nhẫn nại: Làm việc trong lĩnh vực điện, điện tử thường xuyên phải mày mò với máy móc, thiết bị, lặp đi lặp lại những quy trình công nghệ. Chính vì vậy, người làm Điện, điện tử rất cần sự nhẫn nại, kiên trì, chịu khó. Nếu không có sự kiên trì và nhẫn nại, bạn sẽ dễ dàng bỏ cuộc trước những công việc lặp lại theo quy trình hay những vấn đề đòi hỏi cao về tính tỉ mỉ. 3/ Thích tìm tòi, học hỏi, yêu thích các thiết bị điện tử: Công nghệ thay đổi và phát triển liên tục, những kiến thức hôm nay có thể ngay ngày mai đã trở thành lỗi thời. Do đó, ngành Kỹ thuật điện, điện tử cần bạn phải liên tục trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ để không bị tụt hậu so với thế giới. 4/ Có tinh thần hợp tác, khả năng làm việc theo nhóm: Điện, điện tử là ngành công nghệ cao, khối lượng công việc cùng sự phức tạp của nó đòi hỏi sự chung sức của rất nhiều người. Những người tham gia, bên cạnh năng lực làm việc và nghiên cứu độc lập, phải có khả năng làm việc theo nhóm, thực hiện tốt phần công việc của mình, góp phần hoàn thành công việc chung. Chính vì vậy yếu tố làm việc theo nhóm rất quan trọng.
9. Tư vấn tâm lý xã hội( Tâm lý học)
ngành khoa học nghiên cứu hành vi, tinh thần và tư tưởng của con người cụ thể đó là cảm xúc, là ý chí và hành động của mỗi người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và tinh thần của con người.
v cơ hội nghề nghiệp?
Các bạn có thể làm việc tại các trường học với vị trí phụ trách tâm lý học đường, giúp cho học sinh có đời sống tinh thần tốt hơn. Cụ thể là công việc hỗ trợ giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ học sinh trong việc vận dụng kiến thức tâm lý học và giáo dục học để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dự phòng, từ đó ngăn chặn sự phát triển không lành mạnh về sức khỏe tinh thần ở học sinh; Trực tiếp tìm hiểu, can thiệp sớm với những trường hợp mới chớm có dấu hiệu rối nhiễu; là cầu nối hỗ trợ cha mẹ học sinh, chuyển học sinh đến những cơ sở trị liệu chuyên biệt hơn nếu cần thiết; Cung cấp thông tin hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh. Cũng có thể làm việc tại các bệnh viện, trung tâm ở vị trí trị liệu tâm lý hỗ trợ cho bác sĩ hoặc phân tích, hiểu và giải quyết những mâu thuẫn tâm lý bên ngoài và bên trong con người; làm chuyên viên tham vấn, tư vấn các vấn đề nảy sinh trong cuộc sống như tình yêu, hôn nhân, gia đình,… tại các trung tâm tư vấn; phụ trách bộ phận nhân sự, chăm sóc, quan hệ khách hàng tại các công ty hoặc làm giảng viên, nhà nghiên cứu về tâm lý con người tại các viện, trung tâm, trường đại học.
v Tố chất cần có là gì?
Trước tiên, bạn phù hợp với ngành Tâm lý học nếu bạn có kỹ năng giao tiếp, khéo léo, biết lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ, đồng cảm với những người xung quanh. Trong đó, khả năng lắng nghe là một tiền đề quan trọng, giúp bạn dễ dáng hòa mình sâu sắc cùng những trạng thái tâm lý, ước nguyện, cảm xúc, tính cảm,... của họ. Thứ hai, bạn cần có sở thích ham học hỏi. Làm việc trong lĩnh vực Tâm lý học đòi hỏi ở bạn sự hiểu biết rộng về các lĩnh vực của đời sống, bao gồm kiến thức kinh tế, xã hội, pháp luật, sức khỏe,... đặc biệt là khoa học xã hội. Tất cả những kiến thức này sẽ được trang bị trong trường Đại học và dần dần tích lũy thêm thông qua những va chạm thực tế, những kinh nghiệm sống. Càng hiểu biết nhiều, chuyên gia tư vấn tâm lý càng đưa ra những giải pháp sáng suốt.
Thứ ba Tâm lý học là ngành học phù hợp với những bạn trẻ thích khám phá thế giới nội tâm bí ẩn, đam mê làm việc trong lĩnh vực tâm lý. Trong vai trò là người giúp “gỡ rối”, thay đổi nhận thức, cảm xúc, trạng thái, suy nghĩ,... của người khác theo hướng tích cực, bạn còn phải là một người kiên nhẫn, hòa nhã và chịu được áp lực cao trong công việc.
10. Ngành Giáo dục
Sư phạm là khoa học về giáo dục và giảng dạy trong trường học. Làm việc trong ngành sư phạm là tham gia vào sự nghiệp trồng người, đào tạo nguồn nhân lực cho các ngành nghề, lĩnh vực của xã hội
v Cơ hội nghề nghiệp là gì?
Giảng dạy trong hệ thống các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, các trường bổ túc văn hóa, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, cao đẳng, đại học trong cả nước
Chuyên viên, cán bộ quản lý giáo dục từ trung ương đến địa phương như: Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở, Phòng, Ban Giáo dục tại các quận, huyện
Giảng dạy, quản lý trong các tổ chức, trung tâm trong và ngoài nước về giáo dục
v Tố chất là gì?
- Có khả năng truyền đạt tốt, kể cả nói và viết
- Nhạy cảm, có khả năng nắm bắt tâm lý người khác
- Kiên trì, nhẫn nại, giàu lòng yêu thương
- Ham học hỏi và luôn mong muốn truyền đạt lại cho người khác
.
Comentarios